- Đôi nét về cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ là loại cây cảnh thường được trồng để làm đẹp không gian ở sân vườn và trong nhà. Tên khoa học của lưỡi hổ là Sansevieria trifasciata, chiều cao của cây khoảng 50 đến 60 cm.
Lưỡi hổ có đặc điểm thường thấy như thân dẹt, lá mọng nước, trông rất sắc nhọn nguy hiểm nhưng thân mềm, chạm vào sẽ không hề bị xước hay đứt tay. Thân cây lưỡi hổ có hai màu là vàng và xanh từ gốc đến ngọn. Cây trong thời kỳ ra hoa sẽ nở thành từng chùm, từ gốc mọc hướng lên trên, cho quả tròn.
Lưỡi hổ là có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, với hơn 70 loài khác nhau như cây lưỡi hổ xanh, cây lười hổ cọp, lười hổ Thái… nhưng phổ biến nhất hiện nay là lưỡi hổ cọp và lười hổ Thái.
2. Phân loại cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ có rất nhiều loại khác nhau, tùy vào hình dáng và chiều cao của cây mà bạn sẽ dễ dàng lựa chọn một chậu phù hợp để trang trí cho không gian sống của mình:
- Lưỡi hổ sọc
Loại cây này rất phổ biến ở Việt Nam, có sọc xen kẽ giữa xanh đậm và xanh nhạt. Rìa lá sẽ có màu vàng từ gốc đến ngọn. Cây lưỡi hổ vằn thích hợp trồng trong nhà hoặc trang trí cho các không gian như ban công, sân vườn bởi lá thường khá to có thể lên tới hơn 1m.
- Cây lưỡi hổ vàng
Cây lưỡi hổ vàng thường được dân văn phòng ưa chuộng do dễ chăm sóc, kích thước nhỏ, khi lớn lá sẽ xòe ra rất đẹp, không chỉa thẳng đứng.
- Cây lưỡi hổ trắng
Loại này được xem là “hoa hậu” trong các loại lưỡi hổ. Cây lưỡi hổ trắng có màu sắc bắt mắt, mọc theo hướng xòe. Loại cây này thích hợp trang trí cho không gian nhà ở với thiết kế sang trọng, hiện đại.
- Một số loại lưỡi hổ khác
Bên cạnh những loại lưỡi hổ kể trên thì vẫn còn những tên gọi khác mà bạn có thể tham khảo và tìm mua như: lưỡi hổ vằn xanh, lưỡi hổ thái xanh, lưỡi hổ thái vàng, lưỡi hổ Robusta,…
3. Ý nghĩa phong thủy của cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ từ lâu được cho rằng chúng có năng lượng phong thủy bảo vệ bạn trước những luồng khí xấu quanh nhà hoặc văn phòng, nhưng cần lưu ý vì năng lượng của cây rất mạnh nên hãy để cây ở nơi ít người qua lại. Nếu đặt trong nhà thì các góc Đông Nam, Bắc và Tây là những vị trí phong thủy tốt nhất để đặt loại cây này.
Người ta tin rằng ai trồng cây lưỡi hổ sẽ nhận được 8 ân tứ từ tám vị tiên, gọi là bát đức như nước (8 đức tính tốt). Ở Trung Quốc, người ta đặt cây gần cửa ra vào với ý nghĩa là đón Bát Công vào nhà.
Trong kinh doanh và đời sống hàng ngày, cây lưỡi hổ thường xuyên là quà tặng để gửi lời chúc tốt đẹp đến đối tác, bạn bè… nhằm mang lại may mắn, tài lộc và xua đuổi những điều xui xẻo, hoặc là món quà tượng trưng cho sự mạnh mẽ, vững chãi của bản thân, tiến bộ không ngừng.
- Cây lưỡi hổ hợp tuổi gì, mệnh gì?
Mệnh Kim và Thổ đặc biệt thích hợp trồng cây lưỡi hổ. Nếu trồng chậu thì hai mệnh này cần chú ý như sau:
- Mệnh Kim: dùng bình tròn, vuông, chữ nhật; tránh những chậu có góc nhọn hoặc đường cong thanh lịch.
- Mệnh Thổ: dùng chậu hình vuông, chữ nhật hoặc có cạnh nhọn, chậu hình chóp; tránh sử dụng chậu dài.
- Tác dụng của cây lưỡi hổ với sức khỏe
Lưỡi hổ là một trong những loại cây có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, những công dụng chữa bệnh của cây lưỡi hổ thì không phải ai cũng biết.
- Thanh lọc không khí
Nếu trồng cây lưỡi hổ trong nhà còn có nhiều công dụng như cải thiện giấc ngủ, bởi cây lưỡi hổ có chức năng hấp thụ khí CO2 và thải ra khí O2 vào ban đêm. Lá cây có khả năng hút bụi nên không khí trong nhà sẽ luôn trong lành.
- Giảm dị ứng da
Thân cây mọng nước nên lá lưỡi hổ có tác dụng tương tự lá nha đam, có tính sát trùng, tiêu viêm. Nếu vùng da bị bỏng, phồng rộp, cháy nắng, dị ứng, ngứa ngáy hay trầy xước do va đập, bạn có thể cắt lá lưỡi hổ đắp lên vết thương để sát trùng nhanh chóng, hạn chế để lại vết thâm.
- Dùng làm sát khuẩn ngoài da
Do có tính sát khuẩn nên một số chị em phụ nữ thường dùng gel cây lưỡi hổ làm sữa tắm, nước rửa tay và nước rửa chén để tiêu diệt vi khuẩn có hại trên da, từ đó giúp da mịn màng và thơm mát.
- Dùng làm nước súc miệng
Gel cây lưỡi hổ có tính kháng khuẩn, mùi thơm dễ chịu và tính chất thảo mộc nên khi dùng chất gel từ cây làm nước súc miệng sẽ giúp giảm sâu răng, khử mùi hôi miệng và giảm hôi miệng rất tốt, giảm chảy máu nướu răng.
- Dùng cây lưỡi hổ chữa suyễn
Hen suyễn, căn bệnh ám ảnh mọi người, nhất là khi thời tiết hanh khô. Để ngăn chặn cơn hen suyễn kéo dài, tạo điều kiện thuận lợi cho hô hấp, bạn có thể đặt ngay một chậu cây lưỡi hổ trong gia đình. Khi lên cơn hen, lấy một lượng gel cây lưỡi hổ hãm trong nước sôi rồi hít hơi nóng bốc lên, các tinh chất kháng viêm theo hơi nước bay ra bám vào niêm mạc mũi, họng, sau đó đi vào niêm mạc họng, giúp cơn hen nhanh chóng kết thúc.
- Giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi
Khi làm việc trong không gian kín, ít không khí, có nhiều thiết bị điện tử như văn phòng, cao ốc trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể mệt mỏi, căng thẳng. Vì vậy, hầu hết các văn phòng công ty đều chọn trồng cây lưỡi hổ, giúp giảm căng thẳng, tạo màu sắc tươi mới, mang lại cảm giác thư thái và bảo vệ sức khỏe cho mọi người.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.